Có thể bạn đã biết, trồng lựu đỏ trong chậu có thể vừa làm cây lựu kiểng trang trí cho khu vườn, vừa cung cấp một loại trái cây vừa để làm nước giải khát, làm đẹp lại cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu được chăm bón kỹ lưỡng, cây lựu sẽ ra rất nhiều quả, không những vậy quả còn to và ngọt. Câu hỏi đặt ra là trồng cây lựu trước nhà có tốt không? Cây lựu còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, mang nhiều may mắn và tài lộc. Vì vậy mỗi gia đình trồng một cây lựu trong sân vườn là điều rất thích hợp. Bài viết sau đây Chậu trồng cây cảnh An Nhiên sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây lựu đỏ trong chậu và cách chăm sóc tại nhà để cây lựu ra trái xum xuê.
Kỹ thuật trồng lựu trong chậu
Mục lục
1. Chuẩn bị trước khi trồng lựu trong chậu.
Các bước chuẩn bị trước khi trồng lựu khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây.
1.1 Chuẩn bị đất trồng lựu.
Cây lựu đỏ có thể sống trong nhiều loại đất khác nhau, bạn có thể chọn đất sét, đất mùn, đất cát, với điều kiện thông thoáng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Độ pH phù hợp là 5.5 – 7, bạn cần chuẩn bị thêm phân chuồng để trộn với đất trước khi trồng để cải thiện dinh dưỡng trong đất.
Đất trồng cần được phơi ải 7-10 ngày để diệt hết các mầm bệnh và nấm có hại cho cây trồng.
1.2 Chuẩn bị giống lựu.
Bạn có thể chọn giống lựu bằng hai cách:
- Nhân giống lựu bằng phương pháp chiết cành hoặc mua những cây giống có sẵn. Khi chọn cây giống bạn cần chọn những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, không bị sâu đục thân, lá xanh tốt.
- Một cách khác để chuẩn bị giống đó là bằng cách gieo hạt, tuy nhiên phương pháp này khá tốn thời gian và công chăm sóc.
Tùy vào sở thích và mục đích trồng mà bạn chọn loại giống sao cho phù hợp.
Chuẩn bị giống lựu trồng trong chậu
1.3 Chọn chậu trồng lựu đỏ phù hợp.
Cây lựu không kén chậu, có rất nhiều loại chậu phù hợp tùy thuộc vào mục đích trồng cây của bạn. Nếu bạn trồng cây lựu làm cảnh, nên chọn loại chậu có kích cỡ nhỏ, kiểu dáng bắt mắt hoặc lịch sự. Nếu trồng cây để thu hoạch trái là chủ yếu, bạn nên chọn những chậu cây to, cây sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Các loại chậu có nhiều chất liệu khác nhau như chậu nhựa, chậu gốm sứ, chậu đất nung, chậu xi măng. Nhưng loại cây này thuộc cây thân gỗ, bạn nên chọn loại chỗ có góc cạnh, nhìn cứng cáp để phù hợp.
Các loại chậu trồng cây lựu phù hợp
Có thể bạn chưa biết về: Cách chọn chậu cho cây cảnh đơn giản
2. Hướng dẫn cách trồng cây lựu trong chậu sai quả.
Kỹ thuật để trồng cây lựu đỏ trong chậu sao cho sai quả sẽ được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Bạn cho đất đã chuẩn bị vào ⅔ chậu, trước khi cho đất vào bạn có thể lót vào một lớp than hoặc đất nung vỡ để tạo thông thoáng và giữ đất cho cây.
- Bước 2: Bạn nhẹ nhàng gỡ lớp nilon bao bọc bầu cây con và đặt cây vào chậu sao cho giữ rễ không bị gãy.
- Bước 3: Lấp đất và nén chặt quanh gốc cây, dùng cọc để giữ cây con thẳng và chắc chắn.
- Bước 4: Cuối cùng lạ bạn tưới đẫm nước trong lần đầu tưới cây để giữ ẩm cho cây tốt hơn, lưu ý hãy sử dụng vòi sen để tưới nhẹ nhàng tránh làm trơ rễ.
Đối với công đoạn gieo hạt, bạn nên ngâm, ủ hạt trước khi gieo, gieo xung quanh thành chậu và cấp ẩm cho cây thường xuyên. Sau khi trở thành cây con mới tách ra chậu lớn hơn để trồng.
3. Kỹ thuật chăm sóc lựu đỏ trong chậu ra trái.
Cây lựu đỏ là loại cây không yêu cầu cao về khâu chăm sóc, nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng khá đơn giản.
3.1 Bón phân cho cây lựu.
Bạn cần cung cấp đủ kẽm cho cây vì cây rất dễ bị vàng khi thiếu kẽm, hãy pha loãng và phun lên lá khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng.
Phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ rất tốt cho cây, bạn hãy chăm sóc bằng phân bón định kỳ, đúng mùa, đúng thời điểm ví dụ bón lúc cây con phát triển, lúc cây ra hoa và sau khi thu hoạch.
Lưu ý bón đủ, không bón quá nhiều làm cho cây bị sặc dinh dưỡng.
Tham khảo bài viết về: Cách bón phân cho cây cảnh TẠI ĐÂY
3.2 Chế độ tưới nước và độ ẩm hợp lý.
Bất kì loại cây nào đều cần được tưới nước cà cấp ẩm đầy đủ, cây lựu đỏ cũng không ngoại lệ, nhất là cây lựu trồng trong chậu.
Không để cây quá khô cũng không để cây quá ngập nước trong thời gian dài sẽ khiến cây còi cọc chậm lớn, thậm chí là chết cây. Khi tưới không tưới lên tán lá cây.
3.3 Phòng trừ sâu bệnh cho cây lựu.
Cây lựu thường gặp các loại sâu bệnh như rệp trắng, rệp sáp, rầy mềm, ruồi giấm hoặc các loài bướm gây hại. Đặc biệt vào mùa mưa cây có thể bị mắc bệnh do nấm .
Giải pháp xử lý đó là sử dụng các loại thuốc đặc trị cho cây hoặc sử dụng chế phẩm sinh học được pha từ ớt, tỏi, gừng để phun trực tiếp. Nếu bạn sử dụng chất hóa học hãy dùng đúng liều lượng và dừng thuốc ít nhất 1 tuần trước khi thu hoạch.
3.4 Cắt tỉa cành và tạo hình cho cây lựu.
Để cây lựu có được thế đẹp và sang thì việc cắt tỉa cho cây rất cần được chú trọng. Bạn cần loại bỏ những cành yếu, sâu bệnh, tác dụng của việc này là giúp cây có thể tập chung dưỡng chất nuôi những cành quan trọng hơn.
Việc cắt cành cũng giúp cho cây nuôi quả tốt hơn, quả to mọng nước, sau đó bạn bạn sẽ tỉa dáng cây theo sở thích. Nếu muốn uốn cây thành các tư thế độc lạ thì bạn nên uốn khi cây còn non.
Cách chăm sóc lựu đỏ trong chậu
4. Thu hoạch lựu.
Đây chắc hẳn là công đoạn được mong chờ nhất, tuy nhiên thu hoạch trái như thế nào để không làm hại cây và không làm ảnh hưởng đến mùa vụ sau. Lựu được thu hoạch sau khoảng 5-7 tháng sau khi trồng, bạn lựa chọn những quả to, căng bóng ngả màu đỏ là có thể thu hoạch được. Khi hái bạn dùng kéo để cắt cuống, không vặt hay bẻ cành làm ảnh hưởng đến cây, tịt hoa.
Sau khi thu hoạch bạn nên bón phân để cây “lấy sức” bắt đầu một mùa vụ mới năng suất hơn.
Sử dụng kéo cắt thu hoạch lựu
Trên đây là kỹ thuật trồng lựu bạn cần nắm được, Xưởng chậu nhựa trồng cây An Nhiên cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn trồng cây lựu thành công.
Tham khảo các sản phẩm: Chậu cây cảnh nhựa cỡ lớn
Các sản phẩm khác tại: Chậu trồng cây mini