Rau má không chỉ được dùng làm món ăn mà còn được sử dụng để làm đẹp, làm các bài thuốc giải nhiệt, hạ sốt. Trong các ngày hè nóng bức, rau má còn được làm nước giải khát cực kì hiệu quả và thanh lọc cơ thể. Cách trồng và chăm sóc rau má trong chậu rất đơn giản, với bài viết sau đây mà xưởng chậu trồng cây An Nhiên mang tới, bạn sẽ có những chậu rau má non, ngon và bổ dưỡng cho gia đình ngay tại nhà.
Trồng rau má trong chậu tại nhà
Mục lục
1. Chuẩn bị vật dụng trồng cây rau má.
Rau má là loại cây có thể sống hoang dại, ở các vùng quê bạn có thể tìm kiếm cây rau má ngoài đồng ruộng sau mỗi vụ gặt. Loại rau này giúp cơ thể thanh lọc, cải thiện nhận thức, nhanh lành vết thương, bổ sung các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên để trồng rau má tại nhà, bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau:
1.1 Chuẩn bị chậu trồng rau má.
Chậu trồng rau có nhiều loại, chậu nhựa trồng rau, chậu đất nung,… có thể dễ dàng tìm kiếm tại các cửa hàng vật tư, nhưng để tiết kiệm chi phí bạn nên mua chậu tại các xưởng chậu để mua được giá rẻ và chậu chất lượng. Loại chậu này đã có sẵn lỗ thoát nước tiện dụng cho bạn.
Hoặc thay vì vứt bỏ các thùng xốp, vỏ can, bao bì, thì bạn có thể tái sử dụng biến chúng thành những chậu trồng cây hữu ích. Tuy nhiên bạn cần tự khoét vài lỗ thoát nước vừa phải cho chậu trồng.
Tham khảo: Cách chọn chậu trồng rau đúng cách
1.2 Đất trồng rau má.
Như đã nói, rau má có thể sống hoang dại nên chúng không kén đất trồng, nhưng để trồng trong chậu bạn cần chọn loại đất giữ ẩm tốt, tơi xốp. Bạn có thể trộn đất với phân hữu cơ trùn quế, tro trấu, mụn dừa.
Nếu bạn là người bận rộn không có thời gian, bạn có thể mua đất dinh dưỡng đóng gói chuyên dùng cho rau ăn lá được bán sẵn tại cửa hàng vật tư.
1.3 Chuẩn bị hạt giống rau má.
Hạt giống rau má hiện nay rất đa dạng, có các loại như: rau má lá nhỏ, rau má lá to, rau má mỡ, hạt rau má đồng,… Hãy chọn những cửa hàng bán hạt giống uy tín để hạt có tỷ lệ nảy mầm cao.
Sau khi mua về bạn ngâm hạt giống với nước ấm 2-5 tiếng, loại bỏ những hát lép, hư hỏng, sau đó đem hạt rửa sạch và ủ trong khăn ấm đến khi hạt nứt vỏ, có dấu hiệu nảy mầm.
Chuẩn bị hạt giống rau má
1.4 Chuẩn bị dụng cụ làm vườn.
Đối với dụng cụ làm vườn, bạn có thể tìm kiếm những bộ làm vườn mini như xẻng, cào, xới đất, và găng tay dùng khi trộn phân. Những vật dụng nhỏ này khá hữu ích, dễ cất gọn, dùng được qua nhiều mùa vụ.
Các bộ dụng cụ rất dễ mua, bạn có thể lên các trang mua bán online hoặc liên hệ xưởng cây chậu An Nhiên cũng có những món đồ bé bé xinh xinh mà lại rất hữu ích.
2. Kỹ thuật trồng rau má trong chậu.
Bây giờ thì tiến hành trồng cây ngay thôi nào.
Kỹ thuật trồng rau má trong chậu
- Bước 1: Bạn đổ đất đã chuẩn bị vào chậu, tưới một chút nước để tạo độ ẩm cho đất.
- Bước 2: Tạo từng rạch đất thẳng hàng, đều nhau để gieo hạt, có thể bỏ qua bước ngâm hạt vì rau má khá dễ mọc.
- Bước 3: Phủ một lớp đất mỏng, tơi xốp lên trên và tưới một lượt nước nữa với dạng phun sương sẽ không làm lộ hạt giống vừa gieo.
- Bước 4: Dùng rơm hay rạ phủ lên sau khoảng 3-5 ngày gieo hạt, việc này giúp giữ ẩm cho cây và cũng giúp cây tránh ánh nắng trực tiếp nhanh nảy mầm hơn. Khi hạt đã nảy mầm, bạn tháo bỏ lớp phủ để cây đón ánh sáng tự nhiên.
3. Cách chăm sóc cây rau má tại nhà sau khi trồng.
Việc chăm sóc rau má tại nhà rất đơn giản, đây cũng là khâu quan trọng giúp rau má sinh trưởng tốt hơn.
Cách chăm sóc tại nhà sau khi trồng
- Tưới nước: Bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây, tùy vào điều kiện thời tiết mà bạn cân đối lượng nước phù hợp. Thông thường tưới cây 2 lần/ngày, ngày mưa có thể tưới 1 lần.
- Nhổ cỏ: Cây rau má là loại cây mọc bò, bạn cần chú ý làm cỏ cho cây, tránh để các loại cỏ dại hút chất dinh dưỡng của cây. Không nên dùng các loại thuốc diệt cỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng rau.
- Bón phân: Ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ như trùn quế, phân bò hoai mục, hoặc có thể sử dụng NPK cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
- Phòng một số sâu bệnh hại: Bệnh đốm lá, rệp lá, bệnh gỉ sắt và các loại sâu ăn lá thường gặp phổ biến trên rau má, bạn có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để phun trừ, hoặc tự pha các dung dịch từ tỏi, ớt,…..
4. Thu hoạch rau má.
Thu hoạch là công đoạn được mong chờ nhất, cây rau má sẽ cho thu hoạch sau khoảng hai tháng trồng nếu được trồng đúng cách và điều kiện thuận lợi.
Bạn thu hoạch bằng cách cắt tỉa từng lá và chừa lại phần gốc để cây có thể lên lá mới, tiếp tục bón phân, chăm sóc, bạn sẽ có thể thu hoạch thêm 8-10 đợt nữa.
Vậy là bạn sẽ có ngay một mùa rau má non tươi phục vụ cho nhu cầu của mình mà lại an toàn sạch sẽ.
5. An Nhiên – địa chỉ cung cấp chậu nhựa trồng rau uy tín.
Bạn đã nắm chắc cách trồng rau má tại nhà rồi đúng không, vậy thì hãy tìm kiếm chậu cây để trồng thôi nào. Nếu bạn đang băn khoăn không biết mua chậu ở đâu sao cho rẻ và uy tín, vậy bạn có thể ghé thăm xưởng chậu cây An Nhiên để tham khảo các loại chậu trồng cây rẻ – bền – đẹp.
Chậu cây tại xưởng chậu cây An Nhiên
An Nhiên luôn tự hào mang lại cho bạn những sản phẩm chậu trồng rau chất lượng, để bạn có được khu vườn xanh tốt, ưng ý nhất.
Có thể bạn chưa biết: Cách trồng rau trong chậu nhựa, chậu xốp tại nhà
Xem thêm bài viết tại: Cách trồng rau ngót trong chậu và chăm sóc đơn giản tại nhà