Hoa hồng là loài hoa được yêu thích nhất từ trước đến nay không chỉ bởi vẻ đẹp mà cả về ý nghĩa của chúng. Bài viết dưới đây An Nhiên sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu sao cho đúng cách và hiệu quả nhất nhé.
Mục lục
- 1 Cách trồng và chăm sóc hoa hồng vào chậu tốt nhất
- 2 1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.
- 3 2. Những lưu ý khi trồng hoa hồng vào chậu.
- 4 3. Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu.
- 5 4. Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu.
- 6 5. Ưu điểm và nhược điểm khi trồng cây hoa hồng vào chậu.
- 7 6. Tham khảo các sản phẩm chậu trồng cây hoa hồng tại An Nhiên.
Cách trồng và chăm sóc hoa hồng vào chậu tốt nhất
Cây hoa hồng là loài hoa có ý nghĩa và vẻ đẹp kiêu sa quyến rũ, chúng tượng trưng cho tình yêu vĩnh hằng, sự chung thủy và mãnh liệt. Vậy nên rất nhiều người ưa thích và chọn trồng trong vườn hoặc trong chậu bài trí nhà cửa, ban công. Thế nhưng để có một chậu hoa hồng đẹp, bông tròn đều, nhiều hoa và màu sắc tươi tắn thì bạn phải có kỹ thuật trồng hoa hồng và cách chăm sóc hoa hồng tại nhà. Xưởng chậu nhựa trồng cây cảnh An Nhiên sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm bỏ túi để bạn có những chậu hoa hồng đẹp nhất.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu
1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.
Đây là khâu đầu tiên rất quan trọng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và vật dụng cần thiết để cây có nền tảng phát triển mạnh mẽ. Các nguyên liệu và dụng cụ bạn cần chuẩn bị như sau:
- Chậu cây: Chọn chậu cây có kích cỡ phù hợp với loại hoa và kích cỡ của cây hoa hồng mà bạn chuẩn bị trồng.
- Đất thịt: Là loại đất được kết hợp từ đất sét, đất cát và đất phù sa có điều kiện tốt để cây sinh trưởng được sử dụng rất phổ biến.
- Phân hữu cơ và mùn hữu cơ
- Bột xương và bột máu khô: Cung cấp chất vi lượng cho cây giúp bông nở to và đẹp, bạn có thể tìm mua ở các lò mổ hoặc các sàn thương mại điện tử.
- Phân bón cho hoa hồng
Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm đá cuội phủ quanh bề mặt chậu cây vừa để trang trí vừa để giúp vi sinh vật phân giải dinh dưỡng phát triển tốt hơn, đá perlite chống xói mòn đất, muối magie epsom giúp chống một số sâu bệnh hại và giúp lá cây xanh mướt.
2. Những lưu ý khi trồng hoa hồng vào chậu.
Bạn cần nắm rõ một vài lưu ý sau, trước khi thực hiện các thao tác trồng cây hoa hồng vào chậu.
Những lưu ý khi trồng hoa hồng trong chậu
2.1 Kích thước của chậu.
Kích thước của chậu cần phải phù hợp với kích thước của loại hoa hồng bạn chuẩn bị trồng, không chọn chậu quá to làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, chậu cũng không quá nhỏ làm hạn chế sự phát triển của rễ. Nên chọn chậu cây vừa phải, giúp cây phát triển tốt, có khoảng không để rễ hút chất dinh dưỡng, dễ chăm sóc hơn sau này.
2.2 Chọn giống hoa.
Hiện nay, ngoài các giống hoa hồng cổ điển, các nhà nghiên cứu còn lai tạo ra nhiều giống hoa hồng khác có vẻ đẹp và cách phát triển cũng như chăm sóc khác nhau. Tùy theo sở thích cũng như thẩm mỹ của bạn mà chọn loại giống nào cho phù hợp.
Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý đến nguồn gốc của cây, khả năng chống lại sâu bệnh và sự phát triển của cây có tốt hay không. Vì đơn giản không phải loại giống nào cũng tốt và không phải giống nào cũng là do các chuyên gia nghiên cứu và đánh giá.
2.3 Nơi đặt chậu hoa hồng.
Nơi đặt chậu cây hết sức quan trọng, hoa hồng là loại cây ưa ánh sáng, cần đặt chậu cây ở những nơi có vị trí thoáng và có ánh nắng mặt trời chiếu vào nhưng không quá gắt. Nhưng cũng không đặt cây ở vị trí tối quá hoặc quá thiếu ánh sáng, sẽ khiến cây không đủ sức đề kháng chống lại bệnh và kém ra hoa.
Vị trí đặt chậu hoa hồng thích hợp
2.4 Mật độ trồng cây.
Bạn chỉ nên đặt mỗi chậu cách nhau khoảng 70cm, tùy theo sự phát triển và mức độ tăng trưởng của cây nhanh hay chậm. Nếu đặt dày quá cây sẽ thiếu khoảng không và ánh sáng để phát triển, đặt xa quá cũng làm mất đi thẩm mỹ.
2.5 Làm giá thể.
Đây là khâu rất quan trọng đòi hỏi sự cẩn thận của bạn, nên chọn giá thể tơi xốp, để tránh làm thối rễ, tốt nhất là chọn phân hữu cơ đã hoai mục lót dưới chậu để làm giá thể trước khi trồng.
3. Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và nắm được các lưu ý trước khi trồng, thì chúng ta hãy bắt tay vào trồng cây nhé:
- Bước 1: Bạn đổ ⅔ lượng đất rồng vào chậu sau đó dùng 1 ít đá cuội lót khoảng 3cm để tránh rửa trôi các chất dinh dưỡng.
- Bước 2: Trồng hoa, bạn có thể lựa chọn hai cách trồng đó là trồng bằng hạt ươm hoặc rễ tươi cắt cành.
- Đối với hạt ươm: Đạo một hõm sâu ở chậu và đạt hạt vào, vỗ nhẹ xung quanh chậu để đất lấp kín hõm, sau đó phủ lớp đất thịt còn lại lên, lớp đất này nên để tơi xốp, không ấn hay nén chặt xuống.
- Đối với rễ tươi sau khi đã cắt cành: Tạo đụn đất giữa lòng chậu, đặt rễ vào đụn sao cho các nhánh rễ ôm trọn đụn đất, võ nhẹ xung quanh cho đất lấp đụn lại và rải nốt phần đất thịt lại lên trên. Bạn hãy lấp sát và kín hết phần rễ.
- Bước 3: Tưới nước sao cho đẫm chảy ra ngoài và đặt chậu ở nơi có ánh sáng thuận lợi, lưu ý cần ánh sáng ít nhất 7 giờ trong 1 ngày và đặt mỗi chậu cách nhau khoảng 70cm.
4. Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu.
Công đoạn tiếp theo và cũng rất quan trọng trong quá trình trồng cây đó là chăm sóc cây.
Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu
- Tưới nước: Bạn cần tưới vừa đủ, không tưới quá nhiều làm nước thoát ra ngoài dẫn đến thoát các chất dinh dưỡng và làm xói mòn đất. Tưới từ từ cho nước ngấm dần vào đất, không tưới lúc 10 giờ sáng đến 18 giờ chiều vì khoảng thời gian này nhiệt độ cao, gây bốc hơi nhanh. Không nên tưới phun mặt lá, bạn có thể tham khảo cách tưới nhỏ giọt cũng rất hợp lý.
- Bón phân: Hoa hồng trồng trong chậu rất nhanh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng, bạn cần chú ý đến thời điểm bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân.
- Cắt tỉa cành, lá, nụ: Bạn cần cắt tỉa những cành lá bị sâu làm hư hại, tránh lây lan rộng, việc cắt tỉa cũng giúp cho cây thoáng hơn. Nụ quá nhiều dẫn đến cây không đủ chất để nuôi tất cả các bông, cây sẽ còi cọc. Cắt bớt nụ cây sẽ tập chung được dưỡng chất nuôi hoa, to và đẹp hơn. Bạn nên tiến hành tỉa ngọn khi cây lên mầm chính khoảng 25cm, chỉ để 4-5 cành tạo bộ khung cây.
Có thể bạn chưa biết: Các loại chậu cây cảnh hot nhất hiện nay
5. Ưu điểm và nhược điểm khi trồng cây hoa hồng vào chậu.
5.1 Ưu điểm.
Trồng hoa hồng trong chậu giúp bạn dễ dàng chăm sóc, dễ kiểm soát được các mầm bệnh, đồng thời cũng rất thích hợp với cây nhỏ. Giúp làm lãng mạn thêm ngôi nhà của bạn, việc di chuyển cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngoài ra bạn cũng sẽ tiện lợi hơn cho việc nhân giống cây hoa hồng bằng cách chiết cành. Khi cây đến thời điểm có thể nhân giống, bạn dễ dàng tập hợp các cây hoa vào một khu để tiện cho việc nhân giống.
Dễ dàng thay đổi vị trí nhận ánh sáng, do ánh sáng không chỉ tập chung chiếu vào một khu, để đảm bảo cây nhận được đủ ánh sáng cần thiết bạn cần di chuyển đến những nơi ánh sáng có thể chiếu đến.
5.2 Nhược điểm.
Tuy nhiên trồng cây trong chậu bạn sẽ hơi tốn công chăm sóc một chút, cần nhiều thời gian để chú ý đến sự phát triển của cây, việc tưới nước cho cây cũng như bón phân, sang chậu khi cây lớn.
Hạn chế sự phát triển của cây hoa, tuy nhiên diện tích trồng nhỏ cũng dễ dàng căn lượng phân bón, về điều này vừa là nhược cũng vừa là ưu.
6. Tham khảo các sản phẩm chậu trồng cây hoa hồng tại An Nhiên.
Sau những hướng dẫn về cách trồng hoa hồng trong chậu và những kỹ thuật bỏ túi, bạn hãy tìm cho mình một chiếc chậu ứng ý cho cây hoa của mình nhé. Tại An Nhiên, những chậu cây hoa hồng không chỉ đẹp mắt mà còn có đủ kích cỡ và màu sắc để bạn chọn lựa:
Với đa dạng các loại chậu từ chậu nhựa, chậu gốm sứ, chậu treo ban công,… mỗi mẫu chậu đều có những đặc điểm và ưu điểm riêng phù hợp với từng loại hoa. Bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline, web hoặc đến tận xưởng để lựa chọn những mẫu chậu ưng ý nhất.
Chậu cây trồng hoa hồng tại xưởng An Nhiên
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những chậu hoa hồng đẹp như ý, mang màu sắc rực rỡ để tô điểm thêm cuộc sống của bạn và gia đình.
Xem thêm bài viết liên quan: Cách chọn chậu trồng hoa hồng đẹp đúng chuẩn
Tham khảo các sản phầm chậu trông cây: https://xuongchaucaycanh.com.vn/chau-nhua-co-lon/