Cách trộn, làm đất trồng cây trong chậu đơn giản hiệu quả

cach tron lam dat trong cay trong chau

Như chúng ta đã biết, môi trường đất có vai trò rất quan trọng, đóng góp một phần không nhỏ vào việc giúp cây trồng lớn lên xanh tốt, có thế cây đẹp. Thế nhưng không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm và kỹ thuật để làm đất tốt. Vậy làm cách nào để trộn đất trồng cây trong chậu một cách đơn giản và hiệu quả. Hãy cùng Xưởng chậu trồng cây giá rẻ An Nhiên theo dõi bài viết hữu ích sau đây. 

cach tron lam dat trong cay trong chau 1
Hướng dẫn cách trộn, làm đất trồng cây trong chậu

1. Vai trò của đất đối với cây trồng. 

Đất là yếu tố quan trọng nhất, là cốt lõi để bạn trồng và chăm sóc cây trong chậu, là môi trường để sinh vật và các vi sinh vật có lợi đối với cây phát triển. Trong đất trộn trồng các loại cây cảnh, thông thường sẽ bao gồm: sét, mùn, xơ dừa, cát, nước,… với tỷ lệ được cân bằng thích hợp tùy theo sinh lý của mỗi loại cây. Loại đất nhiều sét sẽ không tơi xốp, đất nhiều cát thì rất nhanh khô, hút ẩm của cây. 

Trong đó mùn được hình thành từ các vi sinh vật có trong đất biến các lá khô, cành, rễ chết thành các chất dinh dưỡng cho cây. Chúng gắn kết các thành phần trong đất với nhau giúp đất tơi xốp, giữ ẩm tốt. Nếu như đất thiếu mùn, đất sẽ giữ ẩm kém, bay hơi nhanh, cây sẽ rất khó để phát triển. 

cach tron lam dat trong cay trong chau 2
Tầm quan trọng của đất đối với cây trồng

2. Cách trộn đất trồng cây trong chậu đơn giản tại nhà 

Để trộn đất trồng cây trong chậu không quá khó, bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản về cây trồng. Mỗi loại cây sẽ có cách trộn đất với tỷ lệ phù hợp với đặc tính của cây đó. Cây cảnh, cây hoa là những loại cây thường được trang trí trong nhà, sân thượng, ban công, vì thế mà trộn đất sao cho đúng nhưng vẫn đơn giản nhất. 

2.1 Cách chuẩn bị đất trồng cây hoa cảnh trong chậu

Để chuẩn bị đất trồng cây hoa cảnh phù hợp, đất tốt cho cây, giúp hoa tươi tốt, nở rộ  bạn cần thực hiện các bước sau: 

cach tron lam dat trong cay trong chau 3
Đất trồng cây hoa trong chậu

Bước 1. Chuẩn bị 

  • Đất có độ thoát nước tốt, pH trung tính, tơi xốp, giàu chất hữu cơ, đặc biệt là được xử lý không chứa các mầm bệnh, nấm hại
  • Phân bón như phân chuồng, phân hữu cơ rất phù hợp cho cây hoa. 

Bước 2. Thực hiện 

  • Tiến hành đổ các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một chiếc chậu to, dùng găng tay trộn bóp đầu nguyên liệu. 
  • Bạn có thể thêm xơ dừa để đất tơi xốp hơn và thông thoáng hơn. 
  • Cuối cùng là trồng hoa như bình thường. 

2.2 Hướng dẫn cách làm đất trồng cây cảnh trong chậu 

Đối với đất trồng cây cảnh sẽ dễ xử lý và phối trộn hơn đất trồng cây hoa, bạn chỉ cần đảm bảo đủ các yếu tố sau: giữ và thoát nước tốt, đất thông thoáng để rễ cây có môi trường để thở. 

Bước 1. Chuẩn bị 

  • Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu: Đất thịt, tro, trấu, mùn cưa, cỏ khô, phân bón cho cây

Bước 2. Thực hiện 

Mỗi loại cây cảnh sẽ có công thức trộn đất khác nhau, tuy nhiên bạn vẫn có thể bỏ túi công thức chung sau đây: 

  • Tỷ lệ đất trồng 1:1, tỷ lệ trấu, tỷ lệ tro, tỷ lệ xơ dừa mỗi loại ⅙ 
  • Dùng bao tay trộn đều các nguyên liệu với nhau và đem đi trồng cây bình thường. 

2.3 Hướng dẫn cách làm đất trồng rau trong chậu 

Rau sạch là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình, việc sử dụng sản phẩm rau an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất được chị em phụ nữ nội trợ quan tâm. Vì thế mà giải pháp trồng rau tại nhà là một lựa chọn tuyệt vời của các chị em. 

Bước 1. Chuẩn bị 

  • Dụng cụ trồng: Chậu trồng ( có thể là chậu nhựa hoặc chậu xốp) 
  • Đất trồng, mùn cưa, tro trấu, xỉ than, phân chuồng hoặc phân hữu cơ, phân xanh, phân vi sinh.  

Bước 2. Thực hiện 

Trộn đất với tỷ lệ: 5 đất, mùn cưa, tro trấu mỗi thứ 3 phần, 2 phân bón, tuy từng loại rau bạn sẽ điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp. 

Xem thêm bài viết: Cách trồng rau trong chậu nhựa, chậu xốp tại nhà

3. Tổng hợp 3 loại đất trồng cây cảnh, cây hoa phổ biến hiện nay  

An Nhiên sẽ bật mí cho bạn 3 loại đất trồng cây cảnh, cây hoa rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. 

cach tron lam dat trong cay trong chau 04
Loại đất trồng cây phổ biến

3.1 Đất trồng cây cảnh hữu cơ 

Loại đất này bao gồm hỗn hợp từ lá khô, vỏ trứng, vỏ cây, than mùn,… sử dụng thích hợp khi mới trồng cây, tuy nhiên đất hữu cơ không phải sự lựa chọn hàng đâù bởi: 

  • Than mùn có tính giữ nước tốt nên khi trời nắng thì dễ mất nước còn khi trời mưa lại dẫn đến thừa nước, ngập úng. 
  • Lá cây khi mủn ra sẽ dẫn tới tình trạng thoát nước khó khăn còn khi lá tươi lại dễ mất nước. 
  • Vỏ cây khô là chất liệu hữu cơ tốt nhất bởi quá trình hoai mục và thối rữa lâu. 

3.2 Đất trồng cây cảnh vô cơ 

Loại đất vô cơ rất thích hợp cho những người bận rộn, không có nhiều thời gian. Loại đất này gồm nham thạch, đất sét nung, xỉ than,… Loại đất này rất dễ tìm thấy tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. 

Loại đất này có ưu điểm là sử dụng lâu dài, cấu trúc dạng hạt khó phân rã thành bùn. Nhưng sau 1-2 năm đất sét sẽ rã thành bùn, khả năng thoát nước của dạng đất này rất tốt, để tăng thêm khả năng thoát nước bạn có thể thêm 10-20% vỏ cây mục. 

3.3 Đất trồng cây cảnh hỗn hợp sạch 

Đây là loại đất được nhiều người ưa thích và sử dụng nhất, chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cây tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. 

Đất được xử lý các mầm bệnh, nấm hại cho cây đảm bảo cho cây trồng phát triển thuận lợi. 

4. Những lưu ý khi thực hiện cách trộn đất trồng cây trong chậu 

cach tron lam dat trong cay trong chau 5
Những lưu ý khi trộn đất trồng cây trong chậu

Để trộn đất trồng cây cảnh bạn cần lưu ý các điểm sau: 

  • Nên lót thêm một vài miếng sành hoặc viên ngói phía trên lỗ thoát nước để tránh làm trôi đất và các chất dinh dưỡng.
  • Cắt tỉa những lá úa, vàng các cành gãy hỏng để cây tập trung hút chất dinh dưỡng được hiệu quả hơn.
  • Bóc vỏ bầu và đặt cây ngay ngắn khi trồng, đặt nhẹ nhàng và dùng tay nén đều chặt vừa phải. 

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được bạn trong những lần trồng cây sắp tới. 

Xem thêm bài viết: Cách thay chậu cho cây đơn giản và sạch sẽ

Chọn mua các sản phẩm của Xưởng chậu trồng cây An Nhiên:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *