Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột thuộc giống thực vật thân leo, họ nhà bầu bí. Đây là loại quả có nhiều giá trị dinh dưỡng, vào mùa hè có thể giúp giải nhiệt cực kì hiệu quả. Ngoài ra chúng còn được các chị em ưa chuộng bởi tác dụng làm đẹp, đóng góp một phần không thể thiếu vào khẩu phần ăn kiêng, giảm cân, giúp thải độc tố trong cơ thể rất hiệu quả. Ngày nay dưa leo được trồng khá phổ biến, chị em thường băn khoăn về chất lượng sản phẩm nên hầu hết đã chọn tự trồng tại nhà. Hiểu được tâm lý đó, Xưởng chậu trồng cây An Nhiên sẽ hướng dẫn bạn cách trồng dưa leo trong chậu đơn giản và đúng cách chỉ với chiếc chậu nhỏ nhé.
Mục lục
1. Thời vụ trồng dưa leo, dưa chuột phù hợp
Lựa chọn thời vụ trồng dưa leo khá quan trọng, điều này giúp bạn dễ dàng chăm sóc và cũng cho ra những trái dưa ngon ngọt, the mát.
Đối với nền khí hậu trong miền Nam, bạn có thể trồng dưa leo quanh năm, nhưng tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 và từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Đây là thời điểm cây dưa leo cho ra trái ngon, to, nhiều trái và đẹp mắt nhất.
Ngược lại đối với miền Bắc, khí hậu ở đây được chia làm 4 mùa, tránh trồng dưa vào mùa hè, thời điểm thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc vụ thu – đông từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.
2. Chuẩn bị trước khi trồng dưa leo
Dưa leo là loại cây leo thân cao, trước khi trồng bạn cần lưu ý và chuẩn bị theo hướng dẫn sau đây, để có những trái dưa chất lượng:
2.1 Chọn giống trồng dưa leo phù hợp
Ngày nay, đã có rất nhiều giống dưa leo được lai tạo từ các loại giống khác nhau, mỗi loại dưa leo sẽ có những đặc điểm, hương vị và giá trị dinh dưỡng riêng biệt. Có các giống như: Dưa leo nếp, dưa leo chùm, dưa leo kiếm, dưa chuột baby,…
Các giống lai F1 tuy cho mẫu mã đẹp nhưng rất dễ nhiễm bệnh, bạn có thể đến các cửa hàng vật tư nông nghiệp để mua hạt giống dưa leo hoặc cây con để trồng. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian bạn có thể mua ngay cây con.
Chọn những cây to, khỏe, mập mạp, rễ thẳng, không sâu bệnh hay bị dập nát, có ít nhất 1 lá thật và đã được khoảng 13 ngày tuổi.
2.2 Chuẩn bị chậu trồng dưa chuột
Một chậu cây đạt tiêu chuẩn để trồng dưa leo là được làm từ chất liệu nhựa hoặc gốm sứ, yêu cầu giữ ẩm tốt, thoát nước không để bị úng, có lỗ thoát dưới đáy chậu. Chậu có chiều rộng tối thiểu là 50cm, chiều sâu 30cm.
Dưa leo ưa ẩm, vì thế mà chậu càng rộng các giữ ẩm tốt, thời gian đâu bạn cần thêm cọc cắm vào chậu để dưa leo bám khi cây còn non.
Có thể bạn chưa biết: Hướng dẫn cách chọn chậu trồng rau đúng cách
- CHẬU NHỰA TRỒNG RAU uy tín giá tốt ở Hà Nội
- CHẬU TRỒNG CÂY GỐM SỨ giá rẻ, chất lượng
2.3 Chuẩn bị đất trồng dưa leo
Như đã giới thiệu, dưa leo là loại cây ưa ẩm, vì thế đất trồng cũng cần tơi xốp, giữ ẩm cao, đất chứa nhiều dinh dưỡng. Có thể sử dụng đất pha cát, không sử dụng đất thịt ở vườn vì chúng khá chặt.
Độ pH phù hợp cho đất trồng cây dưa leo là từ 5.5 -7.0, nếu dưới 5.5 thì cần cải tạo lại đất. Bổ sung vào đó là phân bón cho cây trùn quế, xơ dừa, tro trấu,…
2.4 Nhiệt độ và độ ẩm
Cây phát triển mạnh ở nơi có nắng ấm, ít gió nếu không có gió thì càng tốt. Nhiệt độ đối với cây dưa leo là rất quan trọng, nhiệt độ thích hợp là 18 – 32 độC. vào mùa hè nắng gắt cần phải che chắn cho cây.
Thường xuyên cung cấp nước vì dưa leo ưa ẩm, tuy nhiên chú ý khi tưới nước cần tránh các tác nhân gây bệnh và nấm cho cây, làm giảm năng suất.
3. Hướng dẫn cơ bản cách trồng dưa leo trong chậu
Dưa leo khá dễ trồng, sau đây là các bước đơn giản để trồng dưa leo đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, mời bạn cùng tham khảo:
- Bước 1: Ủ hạt dưa leo
Nếu như bạn chọn trồng bằng hạt thì bạn không thể bỏ qua bước này, sau khi mua hạt giống về từ cửa hàng vật tư, bạn ủ hạt dưa leo với nước ấm ít nhất 6 tiếng. Sau đó vớt hạt ra ủ trong khăn vải ấm 12-24 tiếng, khi ủ chú ý cung cấp ẩm cho hạt bằng cách xịt nước ấm hằng ngày.
Ủ hạt dưa sẽ giúp hạt nảy mầm nhanh hơn, chọn lọc được những hạt sâu, bệnh hay hỏng không khả năng nảy mầm.
- Bước 2: Gieo hạt
Sau khi quan sát thấy hạt đã nảy mầm, bạn gieo hạt vào khay gieo chuyên dụng để tiện cho việc theo dõi cây con. Khi cây con đã lên lá bạn tách cây con và đặt vào chậu trồng.
- Bước 3: Trồng cây dưa leo trong chậu
Khi cây non đã ra 1 – 2 lá thật, bạn tách ra để trồng cây vào chậu. Độ đất và nguyên liệu đã chuẩn bị vào chậu sao cho đất cách miệng chậu 3-5cm để không bị tràn ra ngoài.
Xới nhẹ đất ở bề mặt chậu và đặt dưa leo vào sau đó lấp đất lên trên rễ cây, ấn nhẹ xuống.
- Bước 4: Tưới nước và đặt chậu vào vị trí
Tưới đẫm nước cho cây mới trồng và chọn một vị trí có nắng nhẹ chiều vào, tránh nắng gắt và tránh vị trí có nhiều bọ, kiến sẽ ăn mất cây con.
Có thể bạn chưa biết cách trồng rau trong chậu nhựa, chậu xốp: https://xuongchaucaycanh.com.vn/cach-trong-rau-trong-chau-nhua-chau-xop-tai-nha/
4. Cách chăm sóc dưa leo trồng trong chậu
Khi trồng dưa leo trong chậu bạn cần chú ý tỉa giặm cho cây, nếu như thấy cây héo, khô bạn cần phục hồi hoặc nhổ cây cũ đi và trồng lại.
Thường xuyên tưới nước để cây mau bén rễ, phục hồi sức lực cho cây xanh hơn. Đến khi cây đã phát triển ổn định thì duy trì độ ẩm cho cây đều đặn, không để khô héo quá lâu, nhất là thời điểm hoa trổ nụ, ra quả.
Sau 25 – 30 ngày bạn cần làm giàn cho cây dưa leo, việc làm giàn sẽ là nơi để cho cây leo lên, bám trụ tránh gió, khi ra quả không bị chạm đất, tránh sâu ăn quả. Có thể làm giàn chữ A hay kiểu giàn đứng tùy thuộc vào không gian trồng và cách bố trí các chậu dưa leo của bạn.
Bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây, bổ sung kali, lân, các loại khoáng chất và trung vi lượng cần thiết như B, Ca,..
Phòng trừ các loại nấm, sâu bệnh, nếu ít có thể dùng tay để bắt hoặc dùng hỗn hợp nước gừng tỏi để phun, tránh sử dụng nhiều hóa chất phòng trừ sâu bệnh.
5. Một số lưu ý khi trồng dưa leo, dưa chuột trong chậu
Nếu như cây không có giàn, mà mọc bò dưới đất bạn nên phủ một lớp rơm hoặc cho bỏ trên nền bê tông để tránh làm bẩn quả dưa cũng như tránh các loại sâu bọ làm hư quả.
Dưa leo có thể tự thụ phấn, nhưng nếu cần bạn có thể thụ phấn bổ sung thêm cho cây đạt nhiều trái hơn.
Thường xuyên chú ý giữ ẩm, giai đoạn cần được chú ý nhất là 1 tháng sau khi trồng, lúc này cần bổ sung nhiều các chất dinh dưỡng để cây phát triển thuận lợi.
Khi thu hoạch cần ngắt cả cuống, tráng giật mạnh làm tổn thương cây, cây sẽ cho ra trái nhiều lần, hái các quả to sau đó bón thêm các chất dinh dưỡng để cây tiếp tục ra trái mới.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả trong quá trình trồng cây dưa leo của mình.
Chậu trồng cây cỡ lớn bằng nhựa: TẠI ĐÂY
Chậu nhựa trồng cây loại nhỏ: https://xuongchaucaycanh.com.vn/chau-nhua-co-nho/